Van điều áp khí nén là gì
Van điều áp khí nén (Regulator – bộ điều áp khí nén) hay còn được gọi là van giảm áp, van điều chỉnh áp suất khí nén.
Là một thiết bị được dùng để điều chỉnh áp suất của dòng khí nén đi qua. Nhằm đảm bảo cho áp suất đầu ra của dòng khí luôn được duy trì ổn định.
Bộ điều áp khí nén mặc dù được gọi là van điều áp khí nén. Nhưng thực chất, thiết bị này chỉ có tác dụng điều chỉnh giảm áp suất dòng khí đầu ra xuống thấp hơn so với áp suất đầu vào. Chứ không thể làm tăng áp suất của dòng khí nén lên được.
Muốn tăng áp suất của dòng khí lên cao hơn so với đầu vào, ta có thể sử dụng bộ tăng áp khí nén.
Van điều áp khí nén thường được gắn kèm với các phụ kiện như đồng hồ đo áp suất, cảm biến áp suất. Để theo dõi, thông báo và kiểm soát áp suất dòng khí nén theo nhu cầu của người sử dụng.
Ứng dụng của van điều áp khí nén
Van điều áp khí nén là một thiết bị quan trọng trong các hệ thống khí nén hiện nay. Cụ thể, van điều áp được sử dụng trong các lĩnh vực như:
- Đối với các ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo thì van điều áp là thiết bị dùng để điều chỉnh áp lực của dòng khí nén. Trước khi cung cấp cho các thiết bị sử dụng như xi lanh khí nén, động cơ khí nén… Chính vì thế độ ổn định của áp suất dòng khí nén cấp cho hệ thống sử dụng là rất quan trọng.
- Đối với các máy nén khí công nghiệp, van điều áp khí nén được lắp đặt ở đầu ra của máy nén. Giúp chúng ta dễ dàng kiểm soát và điều chỉnh chính xác mức áp suất đầu ra của máy nén khí luôn ổn định.
- Đối với các ngành công nghiệp khai thác, khai khoáng thì độ sâu càng cao thì áp lực càng lớn. Do đó bộ điều áp khí nén thực sự rất cần thiết cho các công nhân, người lao động.
- Đối với các ngành công nghiệp sản xuất khí nén, thì để dẫn nguồn năng lượng khí nén cung cấp cho việc sử dụng vào sản xuất. Ta cần có cả một hệ thống đường ống lớn và nhỏ. Và dưới áp lực từ các bể chứa hoặc các đường ống lớn, khi phân nhánh bắt buộc phải sử dụng van điều áp khí nén. Để tránh các hiện tượng vỡ đường ống và sự quá tải nhiên liệu khí nén khi sử dụng. Việc này là bắt buộc để bảo vệ hệ thống và các thiết bị sử dụng.
- Cung cấp khí thở: các bình dưỡng khí cho thợ lặn, bình Oxy trong bệnh viện. Đều phải sử dụng van điều áp khí nén để kiểm soát và cung cấp lượng khí ổn định cho người dùng.
CẤU TẠO CỦA VAN ĐIỀU ÁP KHÍ NÉN
Van điều áp khí nén (bộ điều áp khí) có cấu tạo gồm lò xo, trục van, vít điều chỉnh, màng van cao su, van dạng đĩa và đồng hồ đo áp suất.
- Lò xo (Spring): Van điều áp khí nén có hai lò xo. Một lò xo được gắn trực tiếp với núm vặn điều chỉnh của van và màng van, có tác dụng tạo ra lực nén của dòng khí. Lò xo còn lại thì được gắn với van đĩa (poppet valve), có tác dụng điều chỉnh áp lực của dòng khí nén
- Trục van(Stem): Có thể di chuyển tịnh tiến lên hoặc xuống để điều chỉnh dòng khí nén.
- Màng cao su: Có tác dụng làm kín buồng giảm áp của van điều áp.
- Vít điều chỉnh: Là bộ phận chính để điều chỉnh áp suất dòng khí bằng tay. Vít điều chỉnh có thể kiểm soát được lò xo bên trong van.
- Đồng hồ đo áp suất: Có công dụng hiển thị áp suất của dòng khí nén.
Ngoài ra, van điều áp khí nén còn có thể được gắn thêm các cảm biến áp suất.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA VAN ĐIỀU ÁP KHÍ NÉN
Van điều áp khí nén hoạt động dựa vào sự chênh lệch về áp suất khí nén. Cơ cấu hoạt động của van điều áp như sau:
Tại vị trí ban đầu, van điều áp sẽ được mở một cách hoàn toàn. Ta cần vặn vít điều chỉnh để cửa ra có độ rộng hợp lý sao cho áp suất được ổn định.
Khi áp suất đầu ra tăng lên, thì áp suất trong khoang nối cũng sẽ tăng lên. Qua đó, đẩy ống trượt đi lên và làm giảm kích thước của cửa ra đồng thời làm giảm áp suất đầu ra.
Khi ta giảm áp suất đầu ra, ống trượt sẽ đi xuống làm tăng diện tích của cửa ra và áp suât tăng theo. Quá trình này được lặp đi lặp lại giúp cho áp suất luôn được ổn định.
LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT VÀ SỬ DỤNG VAN ĐIỀU ÁP
Khi lắp đặt và sử dụng van điều áp khí nén, chúng ta cần lưu ý một vài vấn đề sau đây:
- Lắp đặt van điều áp phải đúng hướng di chuyển của dòng khí nén. Đồng hồ áp suất phải được lắp ở vị trí mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát nhất.
- Tiến hành chạy thử hệ thống và kiểm tra đồng hồ suất. Để xem áp suất đầu ra có đúng với nhu cầu sử dụng hay không. Nếu chưa đúng thì tiến hành điều chỉnh lại cho chính xác. Vặn núm điều chỉnh áp suất theo hướng mũi tên hướng dẫn của bộ điều áp. Để tăng hoặc giảm áp suất dòng khí.
- Không nên để cho van điều áp khí nén hoạt động quá tải thường xuyên.
- Chú ý theo dõi các thông số trên đồng hồ đo áp suất. Nếu như có hiện tượng tăng giảm áp suất, chúng ta cần nhanh chóng kiểm tra và điều chỉnh lại ngay. Để đảm bảo cho hệ thống hoạt động được tốt nhất
- Van điều áp cần được bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ để có thể luôn luôn hoạt động ở trạng thái tốt nhất
Quý khách vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được báo giá tốt nhất:
- Điện thoại: 0902 747 188
- Email: kd.hoaiduc@gmail.com
- Điện thoại: 0938616002
- Email: kd01.hoaiduc@gmail.com
- Địa chỉ : 3B Giải Phóng, Phường 4, Quận Tân Bình,TP. HCM
- Web: https://thuykhihoaiduc.vn – http://hoaiduc.vn
Xem thêm các bộ lọc khí nén tại bộ lọc khí tại kênh youtube: Hoài Đức Channel
HÌNH ẢNH THỰC TẾ VAN ĐIỀU ÁP KHÍ NÉN






